Soạn bài lớp 8
-
Tôi đi học
-
Cấp độ khái quát nghĩa của từ
-
Tính thống nhất chủ đề của văn bản
-
Trong lòng mẹ
-
Trường từ vựng
-
Bố cục của văn bản
-
Tức nước vỡ bờ
-
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
-
Lão Hạc
-
Từ tượng hình, từ tượng thanh
-
Liên kết các đoạn văn trong văn bản
-
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
-
Tóm tắt văn bản tự sự
-
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
-
Cô bé bán diêm
-
Trợ từ, thán từ
-
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
-
Đánh nhau với cối xay gió
-
Tình thái từ
-
Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
-
Chiếc lá cuối cùng
-
Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
-
Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
-
Hai cây phong
-
Ôn tập truyện kí Việt Nam
-
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
-
Nói giảm nói tránh
-
Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
-
Câu ghép
-
Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
-
Ôn dịch thuốc lá
-
Câu ghép (tiếp theo)
-
Phương pháp thuyết minh
-
Bài toán dân số
-
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
-
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
-
Dấu ngoặc kép
-
Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng
-
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
-
Đập đá ở Côn Lôn
-
Ôn luyện về dấu câu
-
Thuyết minh về một thể loại văn học
-
Muốn làm thằng cuội
-
Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt
-
Hai chữ nước nhà
-
Làm thơ bảy chữ
-
Soạn bài lớp 8 tập 2
-
Nhớ rừng
-
Câu nghi vấn
-
Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
-
Quê hương
-
Khi con tu hú
-
Câu nghi vấn (tiếp theo)
-
Thuyết minh về một phương pháp cách làm
-
Tức cảnh Pắc Bó
-
Câu cầu khiến
-
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
-
Ôn tập về văn bản thuyết minh
-
Ngắm trăng
-
Đi đường (Tẩu lộ)
-
Câu cảm thán
-
Câu trần thuật
-
Thiên đô chiếu
-
Câu phủ định
-
Chương trình địa phương (phần văn)
-
Hịch tướng sĩ
-
Hành động nói
-
Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi
-
Hành động nói tiếp theo
-
Ôn tập về luận điểm
-
Bàn về phép học
-
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
-
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
-
Thuế máu
-
Hội thoại
-
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
-
Đi bộ ngao du
-
Hội thoại (tiếp theo)
-
Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
-
Lựa chọn trật tự từ trong câu
-
Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
-
Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục
-
Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu
-
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
-
Chữa lỗi diễn đạt
-
Văn bản tường trình
-
Luyện tập về văn bản tường trình
-
Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo)
-
Văn bản thông báo
-
Tổng kết phần văn (tiếp theo)
-
Luyện tập làm văn bản thông báo
-
Ôn tập phần làm văn
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương – Văn lớp 8
Danh mục: Soạn văn
Đề bài: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương – Văn lớp 8 Bài làm Ngày quốc khánh 30/4 – 1/5 đang tới gần,, mỗi chúng ta lại bổi hồi nhớ về những năm tháng vàng son của đất nước, nhớ về Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sự ngưỡng mộ, lòng tôn kinh với Bác không gì có thể so sánh được. Qua bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương ta có thể thấy được tiếng nói, nỗi niềm tâm sự của nhân dân miền Nam ...
Đề bài:
Bài làm
Ngày quốc khánh 30/4 – 1/5 đang tới gần,, mỗi chúng ta lại bổi hồi nhớ về những năm tháng vàng son của đất nước, nhớ về Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sự ngưỡng mộ, lòng tôn kinh với Bác không gì có thể so sánh được. Qua bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương ta có thể thấy được tiếng nói, nỗi niềm tâm sự của nhân dân miền Nam dành cho Bác và cũng là nhân dân cả nước nói chung
Bài thơ được mở đầu bằng chính cảm xúc của tác giả khi từ miền Nam vào lăng thăm Bác
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Mở đầu bài thơ là khung cảnh được tác giả miêu tả ở bên ngoài lăng. Nhà thơ xưng “con” và gọi “Bác”, cách xưng hô gần gũi, lời thơ mộc mạc giản dị, chất chưa bao nỗi niềm nhớ thương, kinh trọng đối với Người. Ta cảm nhận được sự xúc động mãnh liệt của tác giả qua câu thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”, tác giả đã dùng từ “thăm” chứ không phải từ “viếng” như một người chiến sĩ, một người cách mạng tới gặp Người, qua đó cũng là để giấu đi nỗi niềm đau thương đang chất chứa trong lòng mình. Hình ảnh cây tre hiện lên, gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà thơ “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. Hình ảnh cây tre Việt Nam thân thuộc, gần gũi với bao làng quê, tác giả đến thăm lăng Bác mà có cảm giác như được về chính với quê hương, làng bản như về chính với những câu hò quen thuộc, với mái nhà tranh với câu hát đưa nôi thủa nào.
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
“Hàng tre xanh xanh” hiện lên chân thực trước mắt tác giả, với màu xanh quen thuộc với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Từ hàng tre là hình ảnh thực, cụ thể bên lăng Bác được nhà thơ liên tưởng tới với sức sống bền bỉ, sức chịu đựng dẻo giai của dân tộc “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Qua đó ta cảm nhận được, lăng Bác như ở giữa lòng dân tộc, được sự bảo vệ của cả quê hương, đất nước.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Cũng là hình ảnh “mặt trời”, nhưng hình ảnh “mặt trời”trong câu thơ đầu tiên là hình ảnh thực, là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ, ngày ngày đem lại sự sống cho muôn loài. Bằng hình ảnh ẩn dụ, tác giả ví Bác như chính “mặt trời”. Mặt trời của cách mạng, đem lại sức sống mới cho nhân dân Việt Nam, soi tỏ con đường cách mạng. Chẳng thế mà nhà thơ “Tố Hữu” đã từng viết
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ mang sức sống bất diệt, mặt trời của thiên nhiên có lúc tàn, lúc rạng nhưng “mặt trời của nhân dân Việt Nam” thì luôn luôn tỏa sáng, soi tỏ con đường cách mạng của dân tộc ta
Hòa vào dòng viếng lăng, nhà thơ ngậm ngùi, với lòng tiếc thương vô hạn
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Hình ảnh “dòng người” vào viếng lăng với những dòng hoa bất tận, nhưng ở đây tác giả muốn nói đến một hình ảnh khác với ý nghĩa tượng trưng. Dòng người bất tận xếp hàng vào thăm lăng Bác giống như kết thành một “tràng hoa”. “Tràng hoa” đó là hội tụ của tất cả những người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước, hay phải chăng dòng người đó đã dùng sự biết ơn, lòng thành kinh sâu sắc của mình kết thành “tràng hoa” đẹp nhất dâng lên người.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vần biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Đối với tác gỉả, Bác chỉ như đang ngủ, một giấc ngủ bình yên như bao giấc ngủ khác. Bác vẫn nằm đó, ngay trước mắt nhà thơ hiền lành, nhân từ như “một vầng trăng sáng dịu hiền”. Trong khổ thơ trước, nhà thơ ví bác như “mặt trời” luôn tràn đầy sức sống luôn rực cháy của nhân dân Việt Nam thì đến đoạn thơ này hình ảnh người cha già dân tộc lại được tác giả ví như “vầng trăng” dịu nhẹ, tỏa ánh sáng dịu hiền soi tỏ trong lăng. Tác giả đã thật khéo léo khi sử dụng hình ảnh liên tưởng độc đáo, tạo nên bất ngờ cho nhà thơ. Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, mà chỉ như đang chìm vào trong một giấc ngủ dài. như trời xanh bao la vẫn còn mãi. Cùng với hai hình ảnh “mặt trời, vầng trăng” và “trời xanh” đã tạo nên một mối tổng hòa, hợp nhất của vũ trụ bao la. Có thể nói, với nhà thơ Viễn Phương, Bác là sự hiện thân cho sự trường tồn của dân tộc, cho những chân lý sáng ngời cho con đường cách mạng Việt Nam. Đúng như thế, nhà thơ Tổ Hữu cũng đã từng viết “Người là cha, là bác, là anh”.
Khổ thơ cuối là nỗi niềm của tác giả khi ra về, với bao lưu luyến, buồn thương
Mai về miền Nam dâng trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Bài thơ được bắt đầu bằng hình ảnh “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” và kết thúc bài thơ là hình ảnh “Mai về miền Nam…”. Tâm trạng nhà thơ trước lúc chia tay bao lưu luyến, xót thương “dâng trào nước mắt”. Câu thơ mộc mạc, giản dị như chính những con người Nam Bộ. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật điệp từ “muốn làm….muốn làm……….muốn làm” thể hiện sự mong muốn tốt bậc, mong muốn thiết tha được hóa thân làm cảnh vật bên cạnh người. Muốn làm con chim để có thể cất cao tiếng hót dâng lên Người, làm đóa hoa để có thế dâng hương thơm ngát và làm một cây tre “trung hiếu”, bảo vệ giấc ngủ cho Người
Bằng tình cảm, sự biết ơn chân thành dành cho Người, bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết bằng tình cả niềm yêu thương, trở thành một bản tình ca sâu sắc cho bao thế hệ Việt. Dù bao năm tháng đã đi qua, dù bao thế hệ mới đã trưởng thành nhưng khi đọc lại “Viếng lăng Bác” – chúng ta lại bổi hồi xúc động, nhớ về Bác, vị cha già của dân tộc Việt Nam
Nguồn: Văn mẫu hay
Soạn bài câu trần thuật đơn có từ LÀ
Soạn bài câu trần thuật đơn có từ LÀ I. Đặc điểm 1. Xác định chủ ngữ và vị ngữ. Trước từ là : chủ ngữ Sau từ là : vị ngữ Ví dụ : Dế Mèn trêu chị Cóc (C) là dại ...
Soạn bài câu trần thuật đơn
Soạn bài câu trần thuật đơn I. Câu trần thuật đơn là gì ? 1. Các câu này dùng để trần thuật. - Kể lại việc Dế Mèn không cho Dế Choắt đào thông ngách sang nhà ...
Soạn bài câu trần thuật đơn không có từ LÀ
Soạn bài câu trần thuật đơn không có từ LÀ I. Đặc điểm 1. Xác định C – V. a. Phú ông (c) mừng lắm (v) b. Chúng tôi (c) tụ hội (v) ở góc sân. 2. - Vị ngữ a do ...
Soạn bài câu phủ định lớp 8
Soạn bài câu phủ định lớp 8 I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. a. Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở những từ ngữ phủ định không, chưa, chẳng. b. Câu ...
Soạn bài Hịch Tướng Sĩ
Soạn bài hịch tướng sĩ Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài hịch có thể chia làm ba đoạn. a. Đoạn 1 : Từ đầu đến ‘… lưu tiếng tốt’ : nêu gương sử ...
Soạn bài hành động nói tiếp theo
Soạn bài hành động nói tiếp theo I. Cách thực hiện hành động nói. 1. Câu Mục đích 1 2 3 4 5 Hỏi - - - - - Trình bày ...
Soạn bài Chiếu Dời Đô (Thiên Đô Chiếu)
Soạn bài chiếu dời đô (thiên đô chiếu) Đọc – hiểu văn bản Câu 1: Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo. Trong ...
Soạn bài câu cảm thán
Soạn bài câu cảm thán I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Trong những đoạn trích trên, các câu sau là câu cảm thán: - Hỡi ơi lão Hạc! (đoạn a) - Than ôi! 2. ...
Soạn bài Quê Hương
Soạn bài Quê Hương - Tế Hanh Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Sau hai câu thơ mở đầu rất bình dị, tự nhiên, tác giả giới thiệu chung về làng quê của mình, nội dung hầu ...
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh Ta có thể tóm tắt những ý chính của bài viết : Hồ Hoàng Kiếm và Đền Ngọc Sơn. (1) ...