Soạn bài lớp 8
-
Tôi đi học
-
Cấp độ khái quát nghĩa của từ
-
Tính thống nhất chủ đề của văn bản
-
Trong lòng mẹ
-
Trường từ vựng
-
Bố cục của văn bản
-
Tức nước vỡ bờ
-
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
-
Lão Hạc
-
Từ tượng hình, từ tượng thanh
-
Liên kết các đoạn văn trong văn bản
-
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
-
Tóm tắt văn bản tự sự
-
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
-
Cô bé bán diêm
-
Trợ từ, thán từ
-
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
-
Đánh nhau với cối xay gió
-
Tình thái từ
-
Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
-
Chiếc lá cuối cùng
-
Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
-
Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
-
Hai cây phong
-
Ôn tập truyện kí Việt Nam
-
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
-
Nói giảm nói tránh
-
Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
-
Câu ghép
-
Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
-
Ôn dịch thuốc lá
-
Câu ghép (tiếp theo)
-
Phương pháp thuyết minh
-
Bài toán dân số
-
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
-
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
-
Dấu ngoặc kép
-
Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng
-
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
-
Đập đá ở Côn Lôn
-
Ôn luyện về dấu câu
-
Thuyết minh về một thể loại văn học
-
Muốn làm thằng cuội
-
Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt
-
Hai chữ nước nhà
-
Làm thơ bảy chữ
-
Soạn bài lớp 8 tập 2
-
Nhớ rừng
-
Câu nghi vấn
-
Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
-
Quê hương
-
Khi con tu hú
-
Câu nghi vấn (tiếp theo)
-
Thuyết minh về một phương pháp cách làm
-
Tức cảnh Pắc Bó
-
Câu cầu khiến
-
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
-
Ôn tập về văn bản thuyết minh
-
Ngắm trăng
-
Đi đường (Tẩu lộ)
-
Câu cảm thán
-
Câu trần thuật
-
Thiên đô chiếu
-
Câu phủ định
-
Chương trình địa phương (phần văn)
-
Hịch tướng sĩ
-
Hành động nói
-
Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi
-
Hành động nói tiếp theo
-
Ôn tập về luận điểm
-
Bàn về phép học
-
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
-
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
-
Thuế máu
-
Hội thoại
-
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
-
Đi bộ ngao du
-
Hội thoại (tiếp theo)
-
Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
-
Lựa chọn trật tự từ trong câu
-
Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
-
Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục
-
Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu
-
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
-
Chữa lỗi diễn đạt
-
Văn bản tường trình
-
Luyện tập về văn bản tường trình
-
Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo)
-
Văn bản thông báo
-
Tổng kết phần văn (tiếp theo)
-
Luyện tập làm văn bản thông báo
-
Ôn tập phần làm văn
Giới thiệu về cây chuối Việt Nam – văn lớp 8
Danh mục: Soạn văn
Đề bài: Giới thiệu về cây chuối Việt Nam – văn lớp 8. Bài làm Đất nước Việt Nam ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên ban tặng chúng ta nhiều loại trái ngọt hoa thơm. Mỗi một loài quả lại có hương vi, hình dáng khác nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú. Một trong những loại quả được yêu thích bởi sự thơm ngọt của mảnh đất nhiệt đới đầy nằng và gió đó chính là cây chuối. Cây chuối là loài cây quen thuộc đối với đời sống của nhân ...
Đề bài: .
Bài làm
Đất nước Việt Nam ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên ban tặng chúng ta nhiều loại trái ngọt hoa thơm. Mỗi một loài quả lại có hương vi, hình dáng khác nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú. Một trong những loại quả được yêu thích bởi sự thơm ngọt của mảnh đất nhiệt đới đầy nằng và gió đó chính là cây chuối. Cây chuối là loài cây quen thuộc đối với đời sống của nhân dân Việt Nam, gắn bó máu mủ với con người.
Đi khắp mảnh đất chữ S, nơi đâu cũng bắt gặp những bụi chuối, vườn chuối xanh um, tươi tốt ở trước ngõ, sau vườn. Chuối là loại cây dễ thích nghi, có thể sống được trên nhiều vùng đất khác nhau, từ miền núi, trung du đến đồng bằng châu thổ. Đi về nông thôn, hầu như nhà nào cũng trồng chuối, nhưng vì ưa nước nên chuối được trồng nhiều ở bờ ao, bờ hồ nên rất nhanh xanh tốt. Con ở rừng, bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn. Cây chuối gồm các bộ phần: củ, thân, lá, hoa và quả. Củ chuối là thân chính, ở dưới lòng đất, xung quang có rễ chùm không ăn sâu vào đất, có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng từ lòng đất và sinh sản ra các cây chuối con. Thân cây mọc thẳng đứng, là thân giả nên được tạo thành bởi các bẹ xếp khít vào nhau, giữa có lõi dẫn chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân chuối hình trụ cao tới vài mét và nhẵn bóng như được bôi một lớp mỡ. Lá chuối mọc ở đầu mỗi bẹ, xung quanh ngọn. Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non, quận lại với nhau như một chiếc ống hút khổng lồ, sau đó xòa dần mọc ra các phía và đậm màu dần. Mỗi tàu lá chuối có một đường gân chạy dọc giữa hai bản lá mềm mại rủ xuống dài gần hai mét. Khi lá già thì các lá sẽ tự khô để nhường chỗ cho các lá non sắp chồi ra. Khi đến tuổi trưởng thành, hoa chuối trổ ra từ chính giữa ngọn. Cuống hoa lớn, búp hoa thon dài và có nhiều cánh hoa màu nâu đỏ như một ngọn đuốc rực sáng trong lớp lá xanh chồng chéo. Dưới mỗi cảnh lá một dải non gồm hai tầng quả, đầu mỗi quả có túi phấn vàng. Cứ như thế, quả chuối được nuôi lớn dần dần đến khi quả lộ ra, cánh hoa rụng dần. Mỗi hoa chuối sẽ cho một buồng chuối có từ năm đến bảy nài chuối, Đến tầm này, ta sẽ cắt đi hoa chuối để cây chuyên tâm nuôi dưỡng buồng quả lúc còn non màu xanh nhạt đến lúc già xanh đậm. Để lúc chặt về rồi mang đi ủ chín, chuối lại mang một màu vàng ươm quyến rũ.
Ở Việt Nam, riêng chuối cũng có rất nhiều loại, nào chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự,…. Mỗi loại chuối lại có nhưng đặc điểm và hương vị khác nhau. Chuối tiêu được trồng nhiều ở vùng Bắc Bộ và Nam Bộ là loại phổ biến nhất. Chuối tiêu ưa đất thịt pha cát, đặc biệt là vùng đất bãi bồi ven sông, khi chín có vị thơm ngọt, đậm đà và vỏ có chấm lốm đốm nên người ta thương gọi là chín trứng quốc. Ở Hà Nội, chuối tiêu chín ăn với món cốm non làng Vòng là một thứ quà ngon tuyệt của mùa thu. Một loại chuối khác rất được ưa chuộng đó là chuối ngự. Chuối ngự được trồng ít vì quả nhỏ, năng suất thấp nhưng lại đặc biệt thơm ngon. Đây là giống chuối rất quý vì nó được dùng để tiến vua ngày xưa và giờ được dùng để cúng trong các ngày rằm, ngày mùng một âm lịch hàng tháng hoặc bày mâm ngũ quả ngày Tết…
Cây chuối ở Việt Nam là một loại cây rất hữu ích và được tận dụng từ gốc đến ngọn. Quả chuối không chỉ dùng để ăn khi đã chín mà còn dùng để làm ra nhiều món ăn ngon như chuối om ốc đậu, nấu với ếch,… khi còn xanh. Chuối còn được chế biến thành mứt, chuối sấy,… dùng cho xuất khẩu. Củ chuối được nấu tương tự như chuối xanh để làm ra những món ăn mang đậm hương vị đồng quê. Hồi trước, bà tôi thường kể trong những năm đói, dân quê còn đào củ chuối để ăn trừ bữa chống đói. Thân chuối lại càng có nhiều ích lợi. Ta lấy nõn chuối trong cùng thái sợi mỏng, trộn cùng các loại rau thơm, rau diếp là được món rau ghém không thể thiếu khi ăn bún riêu, bún ốc,… Thân chuối già thì được xắt mỏng, băm nhỏ rồi trộn với cám làm thức ăn cho bò, lợn, vịt, gà rất tốt. Hoa chuối khi cắt xuống thì được xắt mỏng làm món nộm hoa chuối chua ngọt đậm vị làng quê Bắc Bộ. Lá chuối cũng được dùng rất có ích. Lá chuối tươi dùng để gói giò, gói bánh, gói xôi. Quê tôi ngày tết các nhà hay làm bánh gai. Các mẹ đi lấy những tàu lá tươi đẹp nhất về, bỏ gân lá rồi đem phơi khô dùng để gói bánh. Những nồi bánh gai được đem đi hấp, mở vung ra toàn là một mùi ngào ngạt, mùi của lá gai, mùi là chuối khô thơm thơm mùi nắng. Gân lá chuối khô rất dẻo, thường được đem đi bó rau mang ra chợ bán, vừa tiết kiệm lại vừa bền chắc. Có thể thấy, cây chuối gắn bó vời từng hoạt động trong cuộc sống của con người, từ phục vụ đời sống hàng ngày mà còn đem lại giá trị kinh tế cao.
Cây chuối là niệm từ hào của đất mẹ, của thiên nhiên Việt Nam và của những vùng quê Việt Nam. Nó vô tư cống hiến hết mình, gắn bó từ đới sống vật chất đến đời sống tinh thần của bao thế hệ con người Việt Nam. Hình ảnh bụi chuối xanh xanh sau vườn, cây chuối đầu hè, nải chuối trong mâm ngũ quả ngày Tết trên bàn thờ cúng tổ tiên là những hình ảnh đẹp và bình dị nhất, gắn liên với tuổi thơ và kí ức của những người con xa quê.
Nguồn: Văn mẫu hay
Soạn bài câu trần thuật đơn có từ LÀ
Soạn bài câu trần thuật đơn có từ LÀ I. Đặc điểm 1. Xác định chủ ngữ và vị ngữ. Trước từ là : chủ ngữ Sau từ là : vị ngữ Ví dụ : Dế Mèn trêu chị Cóc (C) là dại ...
Soạn bài câu trần thuật đơn
Soạn bài câu trần thuật đơn I. Câu trần thuật đơn là gì ? 1. Các câu này dùng để trần thuật. - Kể lại việc Dế Mèn không cho Dế Choắt đào thông ngách sang nhà ...
Soạn bài câu trần thuật đơn không có từ LÀ
Soạn bài câu trần thuật đơn không có từ LÀ I. Đặc điểm 1. Xác định C – V. a. Phú ông (c) mừng lắm (v) b. Chúng tôi (c) tụ hội (v) ở góc sân. 2. - Vị ngữ a do ...
Soạn bài câu phủ định lớp 8
Soạn bài câu phủ định lớp 8 I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. a. Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở những từ ngữ phủ định không, chưa, chẳng. b. Câu ...
Soạn bài Hịch Tướng Sĩ
Soạn bài hịch tướng sĩ Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài hịch có thể chia làm ba đoạn. a. Đoạn 1 : Từ đầu đến ‘… lưu tiếng tốt’ : nêu gương sử ...
Soạn bài hành động nói tiếp theo
Soạn bài hành động nói tiếp theo I. Cách thực hiện hành động nói. 1. Câu Mục đích 1 2 3 4 5 Hỏi - - - - - Trình bày ...
Soạn bài Chiếu Dời Đô (Thiên Đô Chiếu)
Soạn bài chiếu dời đô (thiên đô chiếu) Đọc – hiểu văn bản Câu 1: Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo. Trong ...
Soạn bài câu cảm thán
Soạn bài câu cảm thán I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Trong những đoạn trích trên, các câu sau là câu cảm thán: - Hỡi ơi lão Hạc! (đoạn a) - Than ôi! 2. ...
Soạn bài Quê Hương
Soạn bài Quê Hương - Tế Hanh Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Sau hai câu thơ mở đầu rất bình dị, tự nhiên, tác giả giới thiệu chung về làng quê của mình, nội dung hầu ...
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh Ta có thể tóm tắt những ý chính của bài viết : Hồ Hoàng Kiếm và Đền Ngọc Sơn. (1) ...